TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      KHOA XÂY DỰNG                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nghệ An, ngày 08 tháng 05 năm 2017

QUY ĐỊNH VỀ QUY CÁCH THUYẾT MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Để chuẩn hóa một cách đồng bộ về hồ sơ đồ án tốt nghiệp, Ban chủ nhiệm khoa Xây dựng quy định một số vấn đề cơ bản trong quy cách thể hiện thuyết minh đồ án tốt nghiệp như sau:

- Thuyết minh đồ án tốt nghiệp thể hiện toàn bộ những nhiệm vụ mà các giáo        viên hướng dẫn đã giao cho sinh viên thực hiện trong suốt quá trình làm đồ án.

- Thuyết minh được thể hiện trên khổ giấy A4, in một mặt, dùng font chữ VnTime hoặc Times New Roman, size 13, giãn dòng 1,3pt. Canh lề trái: 3,2cm, lề phải 2 cm, lề trên 2,5cm lề dưới 2,5cm. Số trang được đánh ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy. Thuyết minh phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, logic, dễ theo dõi, hình ảnh không bị chồng chéo hoặc che khuất.

- Bố cục thuyết minh (theo trình tự) gồm: Trang bìa chính, trang bìa phụ, mục lục, lời nói đầu, phần kiến trúc, phần kết cấu, phần thi công, và phụ lục (nếu có). Phụ lục chỉ bao gồm bảng biểu hoặc có thể giải thích công thức

- Thuyết minh dài không quá 140 trang (chưa kể phụ lục tính toán), trong đó phần kiến trúc: khoảng 15 trang; kết cấu: khoảng 65 trang; thi công: khoảng 60 trang. Nếu phụ lục tính toán dài quá 20 trang thì nên đóng thành quyển riêng, kèm theo phần thuyết minh đồ án.

- Các chương, mục cần trình bày rõ ràng, ký hiệu thống nhất, theo trình tự logic. Các bảng biểu và hình vẽ đều phải có tiêu đề, đánh số thứ tự hình vẽ và bảng biểu theo từng phần của thuyết minh.

                                                                

PHẦN 1: PHẦN KIẾN TRÚC

(Trình bày khoảng 15 trang)

1.1. Giới thiệu công trình

1.1.1 Tên công trình

1.1.2 Chức năng công trình

1.1.3 Vị trí công trình

1.2. Tìm hiểu các giải pháp kiến trúc

1.2.1. Giải pháp các mặt bằng

1.2.1.1 Giải pháp tầng hầm( nếu có)

1.2.1.2 Giải pháp tầng tầng 1,2....

1.2.1.3 Giải pháp tầng điển hình.

1.2.2. Giải pháp mặt đứng, hình khối kiến trúc

1.2.3. Giải pháp Giao thông

1.2.4. Giải pháp thông gió, ánh sáng

1.2.5. Giải pháp Hệ thống Điện, Nước ( nếu có). Thông thường các hồ sơ kiến trúc làm đồ án tốt nghiệp thường thiếu phần thiết kế Điện, Nước nên sinh viên có thể tìm hiểu hoặc không tìm hiểu (nếu không có) giải pháp kỹ thuật này

1.2.6. Giải pháp phòng cháy chữa cháy

 

PHẦN 2: PHẦN KẾT CẤU

(Trình bày khoảng 65 trang)

2.1. Lựa chọn vật liệu

2.1.1. Lựa chọn vật liệu cho kết cấu Móng: VD Móng BTCT cấp độ bền B bao nhiêu?

2.1.2. Lựa chọn vật liệu cho kết cấu Sàn

2.1.3. Lựa chọn vật liệu cho Khung/Vách/Lõi chịu lực

2.2. Thiết kế kết Sàn/ Cầu thang

2.2.1. Lựa chọn giải pháp kết cấu Sàn ( KC sàn 1 phương; KC sàn 2 phương; kết hợp; Sàn ô cờ; Sàn phẳng,...)

2.2.2. Lập MBKC

2.2.3. Chọn kích thước sơ bộ

2.2.4. Tính toán tải trọng tác dụng lên Sàn

2.2.5. Tính nội lực Sàn

2.2.6. Tính toán và bố trí thép

2.3. Thiết kế Khung/Vách/ Lõi... chịu lực

2.3.1. Lựa chọn giải pháp chịu lực (chọn Khung nào), chọn sơ đồ tính ( Phẳng/ không gian)

2.3.2. Tính toán tải trọng tác dụng lên Sàn

2.3.3. Chất tải lên sơ đồ tính

2.3.4. Tính nội lực

2.3.5. Tổ hợp nội lực

2.3.6. Tính toán, chọn và bố trí thép( Dầm, cột, Vách).

2.4. Thiết kế Móng

2.4.1. Lựa chọn giải pháp kết cấu Móng( Móng Nông/ Sâu; Móng băng/ bè?)

2.4.2. Tính toán các chỉ tiêu cơ lý của đất nền ( vẽ trục địa chất)

2.4.3. Tính toán các chỉ tiêu liên quan đến Cọc ( nếu là Móng cọc): Tiết diện; chiều dài,..

2.4.4. Tính Sức chịu tải của cọc

2.4.5. Bố trí cọc

2.4.6. Kiểm tra cường độ

2.4.7. Kiểm tra TTGH 2

2.4.8. Tính toán đài cọc

2.4.9. Kiểm tra chọc thủng đài cọc.

                                

PHẦN 3: THI CÔNG

(Trình bày khoảng 60 trang)

Sinh viên được giao một trong hai phần là Thi công phần Ngầm hay phần Thân

3.1. Lập biện pháp thi công ( Phần Ngầm hay phần Thân)

3.1.1. Biện pháp, kỹ thuật thi công cho từng nội dung công việc( Đào đất; hạ nước ngầm; vận chuyện đất; lắp dựng cốt thép, côpha; đổ bê tông, công tác trắc đạc, định vị...)

3.1.2. Lựa chọn Máy thi công cho từng công việc

3.1.3. Tính toán nhân lực thi công cho từng công việc

3.1.4. Lập tiến độ cho từng công việc

3.2. Lập tổng mặt bằng, tiến độ thi công

3.2.1. Tính toán số lượng các tài nguyền: nhân công; máy thi công; nhu cầu điện, nước,..

3.2.2. Tính toán diện tích công trình phụ trợ phụ vụ thi công: Nhà công nhân; nhà quản lý; nhà làm việc; khu  WC; nhà ăn; các loại kho( Xi măng; thép;....)

3.2.3. Bô trí tổng mặt bằng

3.2.4. Lập tổng tiến độ ( phần Ngầm hay phần thân)

3.2.5. Vẽ các biểu đồ tài nguyên: nhân lực; máy thi công,

 

 

                                                                                                TRƯỞNG KHOA

 

                                                                                (Đã ký)

                                                                                                       

                                                                                               TS. Trần Ngọc Long