Nhu cầu lao động Nhật Bản
Nhật Bản luôn có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng, nhất là trong thời gian sắp tới Thế vận hội Tokyo sẽ được tổ chức vào năm 2020. Cụ thể, kỹ thuật viên và kỹ sư xây dựng đang cần khoảng trên 10 nghìn lao động có kiến thức và tay nghề tốt, ưu tiên những du học sinh đã được đào tạo tay nghề. Nhiều cơ hội làm việc và học tập tại Nhật Bản…
Trong năm 2015, nhu cầu tuyển dụng lao động chính của thị trường Nhật Bản là thực tập sinh theo hợp đồng 3 năm tại các ngành nghề xây dựng, cơ khí, chế biến, nông nghiệp.
Theo đó, Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, năm 2015 thị trường Nhật Bản cần khoảng 20.000 lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị cho các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020 trong giai đoạn 2015 – 2020. Và hơn 150.000 hộ  lý – điều dưỡng. Đây là những cơ hội việc làm tuyệt vời cho lao động Việt Nam.
Ngoài thực tập sinh, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý. Đây cũng là những cơ hội để lao động Việt Nam có thể sang làm việc và học tập tại Nhật Bản.
Đặc biệt, Nhật Bản sẽ hạn chế tuyển dụng lao động Trung Quốc và tập trung vào tuyển lao động Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Đồn thời, phía Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây. Nên người lao động Việt Nam, nhất là những lao động đã hết hợp đồng và về nước đúng hạn càng có cơ hội lớn tại thị trường lao động xuất khẩu Nhật Bản.

Nhưng không thiếu những thách thức
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với lao động Việt Nam sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết. Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào, chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn,…để lao động Việt Nam dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không có nghĩa là dễ dãi. Thị trường lao động xuất khẩu Nhật Bản vẫn được đánh giá là thì trường khó tính và khắt khe nhất.
Tuy nhu cầu lao động của Nhật Bản rất lớn, nhưng cũng là thách thức đối với chất lượng lao động Việt Nam. Người lao động Việt Nam khi sang làm việc tại Nhật Bản cần phải nâng cao hơn nữa về ý thức lao động, tự khắt khe với bản than, tôn trọng kỷ luật, nội quy doanh nghiệp, cũng như pháp luật, phong tục tập quán tại nước sở tại,…. thì mới có thể trụ vững tại Nhật Bản.

Đi Nhật làm việc theo diện kỹ sư chi phí hết bao nhiêu?
Thông thường quy định của chương trình thì mức chi phí mà người lao động phải đóng góp (bao gồm toàn bộ giấy tờ, visa thủ tục, vé máy bay…) tương đương từ 1-2 tháng lương của người lao động. Mức phí này trung bình rơi vào khoảng 1500 – 3000 USD.
Tuy nhiên, một số công ty môi giới điều chỉnh linh hoạt mức phí này (thông thường là tăng lên) sao cho phù hợp với chi phí kinh doanh, tìm kiếm khách hàng. Việc phát triển thị trường, tìm kiếm các đối tác tiếp nhận kỹ sư thường mất rất nhiều kinh phí nên việc này là khó có thể tránh được.

Ngành nghề nào được tuyển nhiều nhất?
Nhật Bản đang tiếp nhận kỹ thuật viên với rất nhiều ngành nghề khác nhau, kỹ sư tốt nghiệp các chuyên ngành như: cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ hóa chất, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng, dệt may,...
Rất nhiều ngành nghề được tuyển nhưng chỉ tập trung nhiều ở kỹ sư IT, cơ khí, kỹ sư xây dựng.
Để tham gia được những ngành nghề ít tuyển, ứng viên đôi khi phải “săn” các đơn hàng cùng lúc ở nhiều công ty.