Trường Đại học Vinh đã được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo đại học chính quy ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy và cấp bằng kỹ sư. Đây là ngành đào tạo hứa hẹn nhiều khởi sắc của Khoa Xây dựng - Trường đại học Vinh.

Đập thủy điện (nguồn Internet)

 

Trong chiếm lược phát triển nghành thủy lợi Việt Nam, Chính chủ đã có Quyết định số 1590/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam đã chỉ rõ các yêu cầu:

(1) Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức để đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả các ngành kinh tế - xã hội trong giai đoạn trước mắt và không mâu thuẫn với nhu cầu phát triển lâu dài, như : Xây dựng Luật Thủy lợi, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

 (2) Chương trình phát triển khoa học công nghệ

Đưa trình độ khoa học công nghệ thuỷ lợi đạt mức trung bình châu Á vào năm 2020, cụ thể là: nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước, chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành các hệ thống thuỷ lợi theo hướng hiện đại hoá, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

(3) Chương trình phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có năng lực tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phát triển và bảo vệ nguồn nước, phân bố hợp lý theo nhu cầu của các địa phương, bao gồm: Cải tiến nội dung chương trình đào tạo. Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý. Đào tạo, nâng cao năng lực cộng đồng trong tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

(4)  Chương trình nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi

Nâng cao độ ổn định, giảm tổn thất, tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả cấp nước của các hệ thống công trình hiện có, bao gồm:  Đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi, cải tạo, nâng cấp công trình đầu mối, kênh chính. Hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng.

(5) Chương trình nâng cấp và phát triển hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp

Nâng cấp các hồ chứa đã có đảm bảo an toàn công trình, xây dựng mới các hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp bảo đảm cấp nước, chống lũ, phát điện, duy trì môi trường sinh thái hạ du nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng do phát triển dân sinh, kinh tế và thích nghi với biến đổi khí hậu.

(6) Chương trình phát triển thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp - nông thôn

(7) Chương trình phát triển thuỷ lợi, thủy điện nhỏ miền núi, hải đảo

Phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ổn định dân cư, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

(8). Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Cấp nước phục vụ sinh hoạt, cải thiện điều kiện sống, tăng cường sức khoẻ cho dân cư, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.

 (9) Chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong chiếm lược phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và Tỉnh Nghệ An nói riêng thì nông nghiệp và phát triển nông thôn và đặc biệt là tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn từ 2017 – 2020, Nghệ An xây dựng 28 dự án hạ tầng thủy lợi trọng điểm trong vòng 4 năm tới. Một số dự án tưới trọng điểm như: Cải tạo nâng cấp kênh Lam Trà (Nam Đàn - Hưng Nguyên); Hệ thống thủy lợi Nậm Việc (Quế Phong); dự án cải tạo, nâng cấp kênh Nhà Lê... Tổng số vốn đầu tư cho 28 công trình, dự án là 16.600 tỷ đồng và thu hút hàng trăm cán bộ kỹ sư cho mỗi dự án….

Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Vinh, một trong những Trường Đại học trọng điểm Quốc gia, có uy tín của cả nước - nơi cung cấp phần lớn nguồn nhân lực cho sự phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép mở mã ngành đào tạo Kỹ thuật xây dựng công trình thủy nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của khu vực và cả nước.

Tên ngành đào tạo được phép mở: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng Kỹ sư)

Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung

Thời gian đào tạo: 4-5 năm

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa của chương trình đào tạo: 160 tín chỉ, (không kể khối kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

 

Khoa Xây dựng