Tầm
nhìn của CDIO: Hướng
tới việc tích hợp
các kỹ năng nghề nghiệp như làm việc nhóm và giao tiếp; Đề cao việc học tập
tích cực và qua trải nghiệm; Liên tục cải tiến thông qua quy trình đảm bảo chất
lượng với mục tiêu cao; Làm phong phú khóa học với các dự án do sinh viên tự
thiết kế – xây dựng và kiểm thử. Có
thể hiểu, cách tiếp cận CDIO hướng tới đào tạo sinh viên phát triển toàn diện
cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (năng lực C-D-I-O) và có
ý thức trách nhiệm với xã hội.
Lợi
ích của việc xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO:
+ Gắn
kết giữa đào tạo với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng
cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực;
+ Giúp
người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để
nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi;
+ Các
chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn và giúp
cho quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ;
+ Gắn
kết quá trình phát triển chương trình với quá trình truyền tải
và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đại học lên một tầm cao mới.
Mạng
lưới CDIO trên thế giới:
Mạng
lưới các trường đại học áp dụng theo tiêu chuẩn CDIO ngày càng tăng, đặc biệt
là ở Mỹ. Hiện nay ở Châu Á, Singapore là nước đầu tiên triển khai CDIO và đã
thu được nhiều thành công.
Ở
Việt Nam, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh là trường tiên phong áp dụng tiêu chuẩn
CDIO.
Hiện
nay, Khoa Xây dựng, Trường
Đại học Vinh đang
triển trai xây dựng chương trinh đào tạo theo tiêu chuẩn CDIO cho cả hai ngành
đào tạo Kỹ thuậtxây dựng và ngành kỹ thuật xây dựng công
trình giao thông. Để xây dựng thành công chương trình
đào tạo theo hướng tiếp cận hiện đại trên, Khoa Xây dựng kính đề nghị các cựu
sinh viên cung cấp thông tin về chuẩn kiến thức, kỹ năng mà kỹ sư ngành Kỹ
thuật Điện tử, truyền thông cần đạt được.
Xin mời bấm vào đường link để tham gia khảo sát:
Ngành Kỹ thuật Xây dựng
Ngành Công trình Giao thông