Đợt này có 28.070 trường đại học, cao đẳng trên thế giới (13.087 trường ở châu Á; 3.145 trường ở Đông Nam Á và 132 trường của Việt Nam) được xếp hạng.
Trong lần xếp hạng này, Cybermetrics Lab có điều chỉnh nhỏ về trọng số của các tiêu chí xếp hạng, cụ thể, tiêu chí về quy mô website (Presence) giảm trọng số còn 5% (kỳ trước là 10%) và trọng số của tiêu chí Excellence, đánh giá chất lượng công bố khoa học dựa vào cơ sở dữ liệu Scopus, tăng trọng số từ 30% lên 35%.
Như vậy, xếp hạng của Webometrics ngày càng được điều chỉnh để gia tăng mức độ đánh giá chất lượng học thuật của các cơ sở giáo dục đại học.
Tiêu chí của bảng xếp hạng Webometrics 1. Mức độ xuất hiện (Presence): Số lượng các website con tương ứng với website chủ của một trường. 2. Mức độ ảnh hưởng (Impact): Số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường đang xem xét. 3. Mức độ mở (Openess): số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar. 4. Sự xuất sắc (Excellence): số lượng các bài báo công bố trong hệ thống tạp chí Scopus do Scimago thống kê. Bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics (Webometrics Ranking of World Universities) là một hệ thống xếp hạng các trường đại học dựa trên một chỉ số tổng hợp gồm khối lượng nội dung web (số trang và tệp tin), số lượt xem và độ ảnh hưởng đến ấn phẩm bên ngoài (trích dẫn) của trang web đại học đó. Các thứ hạng được phòng thí nghiệm Cybermetrics, một thành viên của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) xuất bản. Mục đích của bảng xếp hạng là khuyến khích cải thiện sự hiện diện của các viện nghiên cứu trên web và thúc đẩy việc công bố các nghiên cứu khoa học. Bảng xếp hạng bắt đầu từ năm 2004, được cập nhật vào tháng 1 và tháng 7. Hiện tại nó cung cấp chỉ số web của hơn 12.000 đại học trên khắp thế giới. |
Ban Truyền thông