“Em
làm việc thật ra cũng không khác công nhân là mấy sếp ạ !”
Những kỹ sư cầu đường, đặc biệt là kỹ sư ở bộ phận giám sát
thi công thì luôn phải bám sát công trình, hướng dẫn công nhân
làm việc. Dĩ nhiên
sếp biết và hiểu rất rõ tính
chất của công việc này. Nhưng hi vọng sếp đừng nghĩ các
kỹ sư chỉ cần đứng chỉ tay năm
ngón vài đường cơ bản sau đó
rút vào phòng máy lạnh hay chỗ ngồi râm mát,
thoải mái. Thật ra kỹ sư cũng phải đứng hàng giờ dưới nắng nóng, chỉ tay việc tận tay, nhất là những giai đoạn mới, khâu mới của công
trình. Chỉ còn thiếu nước xắn tay áo trộn bê tông
hay bê đá nữa mà thôi. Gian khổ thì thật là khó kể hết. Bởi vậy đa số thí sinh
thi vào các trường, khoa khối kỹ sư là con em
tỉnh lẻ. Sẵn sàng chịu đựng vất vả mới theo được nghề ngày. Một anh kỹ sư cầu đường hóm hỉnh trả lời: “ Nhưng đã là kỹ sư cầu đường thì
không ngại gian khổ, chỉ cần sếp và công
ty trả lương thật hậu hĩnh là
chúng em sẵn sàng theo
nghề.”
Kỹ sư cầu đường là một công việc vất vả
Không
hoạt bát và giỏi giao tiếp thì khó làm kỹ sư cầu đường.
Kỹ sư cầu đường đâu chỉ cần am hiểu kiến thức chuyên
môn xây dựng cầu đường. Mỗi công
trình lại cần liên quan
từ nhiều phía, mỗi địa phương lại có truyền thống quản lý riêng.
Phép vua thua lệ làng, không phải điều gì cũng
có thể giải quyết bằng quy định văn bản hay luật pháp. Nhiều khi các kỹ sư cầu đường phải tự dùng mối quan hệ của mình để giải quyết các vấn đề phát sinh
với các bên
liên quan. Bởi vậy các tiền bối, những người giàu kinh
nghiệm vẫn bảo không
nhanh nhẹn, giỏi giao tiếp thì khó
mà làm kỹ sư cầu đường.
Người khó lấy vợ, kẻ bị vợ dọa bỏ.
Kỹ sư tư vấn thiết kế thì còn đỡ phần nào, còn
kỹ sư giám sát
thi công phải thường xuyên đi
theo công trình. Và từ đó cũng có không ít lời đồn thổi, “nói xấu” anh em kỹ sư cầu đường. Nhiều cô nàng
chỉ cần nghe đến kỹ sư cầu đường đã lắc đầu từ chối. Bởi họ nói làm vợ kỹ sư cầu đường vất vả và “mạo hiểm” lắm.
Có anh thì suốt ngày bị vợ dọa bỏ vì nghi chồng thiếu trong sạch dù anh
ta luôn cố gắng hết sức để giữ mình. Một mình vợ phải lo toan mọi thứ trong nhà
nên luôn ấm ức và oán
trách chồng. Lấy được vợ đã khó, lấy được vợ hiểu và thông
cảm cho công
việc này còn
khó hơn bội phần. Bởi vậy anh em làm kỹ sư cầu đường mong ước các sếp, công ty
có phương án bồi thường tổn thất về tinh thần. Dù là
chút ít cũng bớt phần tủi thân. Để anh em có
thể yên tâm hơn phấn đấu cho sự nghiệp, cống hiến cho công
ty.
Đi theo công trình là điều không thể tránh khỏi
Không
phải ai cũng
chỉ chăm chăm rút ruột công trình !
Một kỹ sư cầu đường tâm sự rằng: “ Con
người ai cũng
có lòng tham, nhất là đứng trước cơ hội có thể sở hữu một khoản tiền lớn, có thể lo cho vợ con một cuộc sống sung sướng. Nhưng nghề nào cũng cần có giới hạn và người làm nghề cũng cần có đạo đức. Nhiều anh em vẫn tâm huyết và trách
nhiệm lắm. Dù sao họ cũng phải đảm bảo chất lượng công
trình trước đã. Nếu không thì
chỉ giàu xổi, vương vào vòng
lao lý”
Nghề kỹ sư cầu đường là một nghề vất vả nhưng cũng học được nhiều thứ. Đòi hỏi người kỹ sư phải có bản lĩnh và
nhiều kiến thức chuyên
môn, không ngừng học hỏi và tích
lũy kinh nghiệm mới có thể phát triển được sự nghiệp và theo
đuổi nghề lâu dài.
Nhiều bạn trẻ phải xác định chắn chắn và tìm hiểu rõ trước khi xác định hướng đi cho bản thân
mình. Các doanh nghiệp để giữ chân được nhân tài
cũng cần có nhiều chế độ ưu đãi hơn để bù đắp những vất vả mà các kỹ sư phải trải qua trong
quá trình làm việc, cống hiến cho công
ty.