Nghề kỹ sư xây dựng là người quản lý các dự án xây dựng, đảm bảo lịch trình làm việc và xây dựng theo đúng kế hoạch. Kỹ sư xây dựng chịu trách nhiệm về thiết kế và an toàn của những cấu trúc tạm thời sử dụng trong xây dựng như giàn giáo. Dưới bàn tay tài hoa và khối óc tinh tế của những kỹ sư xây dựng, những công trình với sự kết hợp hài hòa của những phép tính toán chính xác và vẻ đẹp thẩm mĩ ra đời.
Nếu kiến trúc sư là người tạo ra bản vẽ thì kỹ sư xây dưng là người hiện thực hóa các bản vẽ đó.Bạn đã bao giờ tự hỏi quá trình biến những bãi đất trống, đồi trọc, những vùng đất hoang sơ trước đây thành những tòa nhà hiện đại, những khu đô thị sầm uất như ngày nay diễn ra như thế nào? Đó là một quá trình lao động cực khổ của các công nhân xây dựng nhưng cũng không thể thiếu bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế của kỹ sư xây dựng – người biến những ý tưởng trên giấy vẽ thành hiện thực!
Kỹ sư xây dựng – một công việc quan trọng ngày nay
Kỹ sư xây dựng làm gì?
Công việc của một người làm nghề kỹ sư xây dựng chủ yếu bao gồm:
– Phân tích báo cáo điều tra, bản đồ và những dữ liệu khác để lên kế hoạch dự án.
– Xem xét giá trị xây dựng, quy định chính phủ và các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường và những yếu tố khác trong giai đoạn lập kế hoạch và phân tích rủi ro.
– Thực hiện và theo dõi kiểm tra đất để xác định sự phù hợp và độ vững chắc của nền móng.
– Kiểm tra các chất liệu xây dựng như bê tông, nhựa đường hoặc sắt thép sử dụng trong những dự án cụ thể.
– Thực hiện và giám sát, khảo sát hoạt động để thiết lập các điểm tham chiếu, điểm số và độ cao để hướng dẫn xây dựng.
– Trình bày những phát hiện tới công chúng về các chủ đề như các đề xuất đặt thầu, báo cáo tác động của môi trường, mô tả tài sản…
– Quản lý những công việc như sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng.
Niềm vui của những kỹ sư xây dựng chính là những công trình hoàn thiện
Kỹ sư xây dựng bao gồm kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ sư xây dựng công trình quân sự, kỹ sư cầu đường, kỹ sư xây dựng sân bay, kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi (kỹ sư cảng – đường thủy, kỹ sư công trình thủy lợi – thủy điện), kỹ sư xây dựng công trình biển (kỹ sư công trình biển & dầu khí), kỹ sư xây dựng đô thị, kỹ sư tin học xây dựng, kỹ sư cơ khí xây dựng (máy xây dựng, kỹ sư vật liệu xây dựng,…)
Ngoài ra, người làm nghề kỹ sư xây dựng là người phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng tại các Trường Đại học Xây dựng hay các trường đại học có chuyên ngành xây dựng. Thời gian học ít nhất là 4 hoặc 5 năm. Ở nhiều quốc gia, sau khi tốt nghiệp thì kỹ sư xây dựng cần phải có thời gian thực tập và phải có chứng chỉ hành nghề mới được thực hiện một số công việc xây dựng nhất định thuộc lĩnh vực xây dựng.
Nghề kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu?
Theo TS. Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác sinh viên (SV) – ĐH Quốc gia TP.HCM, công việc của nghề xây dựng có thể chia thành ba nhóm: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Với nhóm làm việc ngoài công trường, công việc sẽ khó khăn hơn do những yếu tố về thời tiết hay những biến cố công trường. Đồng thời làm việc ngoài công trường thường ít ổn định hơn do phải di chuyển nhiều.
Công việc ngoài công trường bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công (hướng dẫn thực hiện các khâu đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phải làm, hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong, công tác trắc đạc), kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường…
Công việc trong công xưởng có kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…
Công việc trong văn phòng thì đa dạng hơn, gồm chuyên viên thiết kế và quản lý kế hoạch, dự án, chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng; chuyên viên tư vấn xây dựng; chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất, thẩm định chất lượng công trình; chuyên viên lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu; chuyên viên kiểm toán xây dựng… Các vị trí đang khát nhân lực hiện nay thuộc mảng công việc này, bao gồm: chuyên viên quản lý dự án, giám sát viên, dự toán viên.
Làm việc ngoài công trường thường khó khăn và ít ổn định
Với nghề kỹ sư xây dựng thể lựa chọn làm việc có làm trong các công ty xây dựng, các tập đoàn xây dựng và kiến trúc, các dự án xây dựng của chính phủ hoặc phi chính phủ hoặc trong các hội kiến trúc và xây dựng. Tùy vào sở thích và điểm mạnh của mình, mỗi kỹ sư sẽ lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất cho bản thân.
Học nghề kỹ sư xây dựng ở đâu?
- Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng và Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông của ĐH Vinh đào tạo theo phương thức chính quy, tập trung.
- Số tín chỉ, số môn học, nội dung môn học được thiết kế theo hướng tương đương với các trường trong khu vực, cũng như có sự tham khảo và điều chỉnh từ chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới như POHE, chương trình đào tạo tiếp cận CDIO.
- Thời gian đào tạo: 5 năm. Địa điểm học tập: Trường ĐH Vinh, 182 Lê Duẩn, TP.Vinh.
- Tổng số tín chỉ: 150. Chỉ tiêu: 350 sinh viên đối với ngành Kỹ thuật Xây dựng; 150 sinh viên đối với ngành Kỹ thuật xây dựng CTGT.
- Sinh viên tốt nghiệp nhận bằng ĐH chính quy Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng và Kỹ sư Kỹ thuật xây dựng Công trình Giao thông - Trường Đại học Vinh cấp.
Liên hệ tư vấn và nộp hồ sơ tại:
Trường Đại học Vinh - Phòng đào tạo
Địa chỉ: 182 Lê Duẩn, TP. Vinh, Nghệ An
website: vinhuni.edu.vn / khoaxaydung.vinhuni.edu.vn
Điện thoại: 038.3855452