I. THÔNG TIN CHUNG
- Năm 2016, Trường Đại
học Vinh tuyển sinh 5.000 chỉ tiêu đại học chính quy thuộc 5 nhóm.
Nhóm 1: Khối ngành
kinh tế
Nhóm 2: Khối ngành kỹ
thuật, công nghệ
Nhóm 3: Khối ngành
Nông lâm ngư, Môi trường
Nhóm 4: Khối ngành
Khoa học xã hội và nhân văn
Nhóm 5: Gồm các nhóm
ngành:
a) Nhóm ngành Sư phạm tự nhiên
b) Nhóm ngành Sư phạm xã hội
c) Nhóm ngành Sư phạm năng khiếu
d) Các ngành tuyển sinh theo ngành
CÁC NHÓM NGÀNH, ĐIỂM NẠP HỒ SƠ VÀ CHỈ
TIÊU XÉT TUYỂN
- Tuyển sinh trong cả
nước.
- Lấy kết quả kỳ thi
THPT Quốc gia làm căn cứ xét tuyển.
- Điểm trúng tuyển
theo 5 nhóm ngành trên.
- Thời gian các đợt
xét tuyển theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Điểm ưu tiên sẽ được
thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Ngành Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch), ngành Công tác xã hội và các
ngành Sư phạm chỉ tuyển những thí sinh có thể hình cân đối, không bị dị hình,
dị tật, nói ngọng, nói lắp. Nhà trường sẽ kiểm tra khi sinh viên nhập học.
- Riêng các ngành đào
tạo sư phạm: Ngoài kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh phải có hạnh kiểm của
3 năm học (lớp 10,11,12) THPT đạt từ loại Khá trở lên.
- Các ngành kết hợp
xét tuyển và thi năng khiếu: Ngành Giáo dục Mầm non (GDMN) và Giáo dục Thể chất (GDTC)
+ Thi tuyển môn năng
khiếu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí
tuyển sinh năng khiếu ngành GDMN và GDTC của Trường Đại học Vinh.
+ Môn thi năng khiếu
ngành GDMN (nhân hệ số 2) gồm: Hát; Đọc - Kể diễn cảm.
Khi xét tuyển có quy định điểm sàn môn năng khiếu.
+ Môn thi năng khiếu
ngành GDTC (nhân hệ số 2) gồm: Bật xa tại chỗ; Chạy luồn
cọc 30m (chạy Zíchzắc); Chạy 100m. Chỉ tuyển thí sinh: Nam cao 1,65 m, nặng 45 kg trở
lên; Nữ cao 1,55 m, nặng 40 kg trở lên. Khi xét tuyển có quy định điểm sàn các
môn văn hóa.
- Ngành Sư phạm tiếng
Anh và ngành Ngôn ngữ Anh môn tiếng Anh nhân hệ số 2.
- Trong 5.000 chỉ tiêu
đại học hệ chính quy có 810 chỉ tiêu cho các ngành sư phạm.
- Đối với 3 ngành:
Nông học, Nuôi trồng thủy sản và Khuyến nông ngoài lấy kết quả kỳ thi THPT Quốc
gia để xét tuyển, Nhà trường còn xét tuyển theo học bạ với các tiêu chí sau:
+ Tốt nghiệp THPT hoặc
tương đương.
+ Tổng điểm các môn:
Toán học, Hóa học, Sinh học của cả 3 năm THPT (06 học kỳ) đạt 99.0 điểm trở lên.
- Chỉ tiêu của từng
nhóm ngành tham khảo tại cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học,
cao đẳng năm 2016" (Trường Đại học Vinh - trang
203); website Trường Đại học Vinh:http://vinhuni.edu.vn/tuyen-sinh/dai-hoc-chinh-quy/seo/thong-tin-tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang-he-chinh-quy-nam-2016-61532;
trang tra cứu tuyển sinh của các Báo điện tử: Dân trí, Vietnamnet, Nghệ An.
II. CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ
XÉT TUYỂN
1. Đăng ký xét tuyển
dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
- Phiếu đăng ký xét
tuyển đợt 1 (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành theo tổ hợp môn xét tuyển của
Trường (ghi cả phần chữ và mã quy định tương ứng theo
phụ lục kèm theo). Các nguyện vọng được xếp theo
thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.
- Kết quả các môn thi
năng khiếu (đối với ngành GDMN và GDTC).
- Một phong bì đã dán
sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
- Lệ phí xét tuyển:
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nộp hồ sơ đăng kí
xét tuyển theo 3 cách:
+ Cách 1: Qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh gửi về địa
chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Vinh (Số 182,
đường Lê Duẩn, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An), điện thoại: 0383.856394,
0388.988989.
+ Cách 2: Đăng ký xét tuyển trực tuyến: Thí sinh truy cập trực tiếp vào địa
chỉ trang thông tin điện tử đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trực tuyến năm
2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn
+ Cách 3: Nộp trực tiếp tại Trường Đại học Vinh (qua phòng Đào tạo).
2. Đăng ký xét tuyển
theo học bạ (đối với các ngành Nông học,
Nuôi trồng thủy sản và Khuyến nông)
Đối với các ngành Nông
học, Nuôi trồng thủy sản và Khuyến nông: Ngoài phương thức xét tuyển sử dụng
kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 được đăng ký như ở mục II.1, thí sinh còn
có thể đăng ký xét tuyển theo học bạ. Hồ sơ gồm:
- Bản photocoppy có
công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT(hoặc
tương đương).
- Bản sao học bạ có
công chứng hoặc bảng ghi kết quả điểm các môn: Toán học, Hóa học, Sinh học của
cả 3 năm THPT (06 học kỳ) có xác nhận của Trường theo học (ký tên và đóng dấu).
- Một phong bì đã dán
sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
- Lệ phí xét tuyển:
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nộp hồ sơ đăng kí
xét tuyển theo 2 cách:
+ Cách 1: Qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh gửi về địa
chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Vinh (Số 182,
đường Lê Duẩn, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An), điện thoại: 0383.856394,
0388.988989.
+ Cách 2: Nộp trực tiếp tại Trường Đại học Vinh (qua phòng Đào tạo).
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA
ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
1. Xét tuyển đợt I
- Nộp phiếu đăng ký
xét tuyển đợt 1 (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo) từ ngày 01/8/2016 đến 17h00', ngày 12/8/2016.
- Thí sinh nộp hồ sơ
trực tiếp tại Trường: Buổi sáng từ 8h00' - 11h00', buổi chiều từ 14h00' -
17h00' (cả ngày lễ và Chủ nhật).
- Thí sinh phải nộp
bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc) để làm thủ tục nhập học đến hết ngày 19/8/2016 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh).
- Hồ sơ không đúng quy
định sẽ không được xét tuyển và không trả lại.
- Trường Đại học Vinh
công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 14/8/2016.
2. Xét tuyển đợt II (Nếu sau khi xét tuyển đợt I, Nhà trường còn thiếu chỉ tiêu)
- Nộp phiếu đăng ký
xét tuyển bổ sung đợt 1 (theo mẫu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo) từ ngày 21/8/2016 đến 17h00', ngày 31/8/2016.
- Thí sinh nộp hồ sơ
trực tiếp tại Trường: Buổi sáng từ 8h00' - 11h00', buổi chiều từ 14h00' -
17h00' (cả ngày lễ và Chủ nhật).
- Thí sinh phải nộp
bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc) để làm thủ tục nhập học đến hết ngày 9/9/2016 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh).
- Hồ sơ không đúng quy
định sẽ không được xét tuyển và không trả lại.
- Trường Đại học Vinh
công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 4/9/2016.
IV. NGUYÊN TẮC XÉT
TUYỂN VÀO NHÓM NGÀNH
Trên cơ sở đăng ký xét
tuyển của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển đối với các tổ hợp môn của nhóm
ngành, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường xét tuyển thứ tự theo tổng điểm (kể cả điểm khu vực và điểm ưu tiên nếu có) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của nhóm ngành.
Mức chênh lệch điểm
trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là
0,5 (nửa điểm).
IV. NGUYÊN TẮC PHÂN
NGÀNH ĐÀO TẠO
Sau khi thí sinh trúng
tuyển nhập học theo nhóm ngành, Nhà trường sẽ tổ chức đào tạo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (GĐ1) là
1,5 năm;
- Giai đoạn 2 (GĐ2)
học 2,5 năm đối với hệ đào tạo 4 năm và 3,5 năm đối với hệ đào tạo 5 năm.
Sau GĐ1, Nhà trường sẽ
phân sinh viên vào các ngành học với các tiêu chí:
i) Nguyện vọng của sinh viên;
ii) Tổng điểm đầu vào theo tổ hợp môn đã dự thi;
iii) Điểm trung bình chung tích lũy (kết quả học tập) của GĐ1.
Theo công thức tính: