1.1. Giới thiệu sơ bộ về Bộ môn cơ sở khoa
Xây dựng
Bộ môn cơ sở xây dựng, khoa Xây dựng là một trong 03 bộ môn
thuộc khoa Xây dựng, Trường Đại học Vinh được thành lập năm 2002. Nhiệm vụ của Bộ
môn là giảng dạy các học phần thuộc cơ sở ngành trình độ đại học, sau đại học về
lĩnh vực kiến trúc và cơ học; nghiên cứu khoa học và thực hiện các hoạt động
đào tạo, nghiên cứu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển khoa Xây dựng
nói riêng và Trường Đại học Vinh nói chung.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên bộ môn Cơ sở xây dựng hiện có 14
người, trong đó cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ có 02 người, 100% là thạc
sỹ trong đó có 05 người đang làm NCS tiến sĩ trong nước và nước ngoài.
Trong những năm qua, Bộ môn cùng khoa Xây dựng đã từng bước
khẳng định được uy tín, tạo được vị thế vững chắc trong Trường Đại học Vinh về
đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên, hiện nay cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, đội ngũ
cán bộ giảng dạy còn yếu về năng lực nghiên cứu khoa học. Vì vậy, việc hoạch định
kế hoạch phát triển là yêu cầu bức thiết nhằm đổi mới công tác quản lý, nâng
cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ.
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược phát triển của bộ môn Cơ sở xây dựng được
xây dựng dựa trên các văn bản pháp lý sau:
- Luật Giáo dục 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
- Điều lệ Trường Đại học ban hành theo quyết định số 58/2010/QĐ-TTg
ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ thông báo số 165/TB-DHV ngày 26 tháng 10 năm 2017 của
Hiệu trưởng trường Đại học Vinh về Kết luận của Hiệu Trưởng tại hội nghị Trưởng
bộ môn, trợ lý đào tạo và cố vấn học tập năm học 2017-2018.
Phần
thứ nhất
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1.1. Môi trường bên ngoài
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
- Xu thế toàn cầu hoá
và hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng; khoa học và
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đang làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt
của các nước và thế giới; nhiều vấn đề lớn nảy sinh yêu cầu nhiều quốc gia phối
hợp để giải quyết.
- Nhiều tiềm năng được khai thác, phát huy lợi thế so sánh
nhờ thu hút các nguồn lực to lớn từ bên ngoài. Tuy nhiên việc thu hút và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ và chất lượng
cao.
- Giáo dục đại học đang có xu hướng quốc tế hóa ngày càng mạnh
mẽ. Quá trình này tạo ra nhiều cơ hội cho giáo dục đại học các nước đang phát
triển tiếp cận nhanh với trình độ quốc tế. Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức
cho đại học ở các nước đang phát triển trong việc cạnh tranh thu hút người học,
giảng viên, cán bộ quản lý giỏi,… đòi hỏi giáo dục đại học các nước phải nhanh
chóng đổi mới mạnh mẽ hình thức, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo để
nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội và đạt được những chuẩn mực
chung về chất lượng giáo dục.
1.1.2.
Bối cảnh trong nước
- Đảng ta đã xác định
mục tiêu chiến lược: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại”. Điều đó đòi hỏi ngày càng cao về nguồn lực con người,
năng lực khoa học và công nghệ. Đây là điều kiện thuận lợi để các trường đại học
phát triển qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ được Đảng
và Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu. Ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục
đại học đang tiến hành mạnh mẽ đổi mới hình thức, nội dung, chương trình đào tạo
và phương pháp dạy - học là yếu tố quan trọng để các trường thay đổi diện mạo và
chủ động hội nhập quốc tế.
- Bộ môn Cơ sở xây dựng, khoa Xây dựng, trường Đại học Vinh
có nhiều điều kiện thuận lợi trong đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, nguồn lực
chung của Trường Đại học Vinh; có điều kiện để thực hiện các chương trình đào tạo,nghiên
cứu khoa học theo hướng liên ngành.
1.2.
Thực trạng Bộ môn cơ sở xây dựng
1.2.1.
Bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động
Bộ môn cơ sở xây dựng, khoa Xây dựng, trường Đại học Vinh. Công
tác quản lý - điều hành của Trường chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của khoa
Xây dựng, trường Đại học Vinh.
Nhìn chung, hoạt động của bộ môn đã thể hiện được tính linh
hoạt, phối hợp và đồng bộ trong quản lý, điều hành góp phần thúc đẩy sự phát
triển của Khoa, Trường. Hệ thống các văn bản quản lý điều hành nội bộ trong nhà
trường được xây dựng đầy đủ, mang tính khoa học cao tạo điều kiện thuận lợi và
đồng bộ trong công tác quản lý.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế
+ Việc sử dụng ngoại ngữ tin học trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học còn nhiều hạn chế.
1.2.2.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Bộ môn
không ngừng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Số lượng cán bộ, giảng
viên tăng qua các năm. Năm 2002, khi mới thành lập đội ngũ cán bộ, giảng viên của
bộ môn chỉ có 04 người. Đến năm 2017, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Bộ môn đã
là 14 người.
Song song với việc tăng về số lượng, công tác bồi dưỡng đào
tạo đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy được Trường quan tâm thích
đáng. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giảng viên, bên cạnh các chính
sách chung của Nhà nước, Trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt
công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ, do đó cán bộ giáo viên có nhiều cơ hội tham
gia các khoá đào tạo. Vì vậy, chất lượng đội ngũ của Bộ môn trong một thời gian
ngắn đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2002, cán bộ giảng dạy của Bộ môn có trình độ
sau đại học chỉ chiếm 10%, đến nay 100% giảng viên có trình độ sau đại học và
02 Tiến sỹ. Hiện nay giảng viên đang được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các
cơ sở có uy tín trong và ngoài nước như Australia, Nga, Hàn Quốc,…
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giảng viên còn thiếu so với yêu
cầu mở rộng quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên đầu ngành ít, chất lượng đội ngũ
so với yêu cầu còn nhiều hạn chế.
1.2.3.
Công tác đào tạo
Song song với việc mở rộng các chuyên ngành đào tạo của
Khoa, Trường, Bộ môn đặc biệt chú trọng
nâng cao chất lượng đào tạo và đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện
về đội ngũ CBGD, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tăng cường công tác quản lý,
cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.
Chương trình giáo
dục, kế hoạch giảng dạy và học tập của Khoa được bộ môn xây dựng theo đúng quy định, dựa trên cơ sở chương
trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu
giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.
1.2.4. Công tác nghiên cứu khoa học
Trong những năm
qua Trường đã chú trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu KHCN bằng nhiều hình thức
phong phú, đa dạng và đã đạt được nhiều kết quả, tạo tiền đề để đẩy mạnh hơn nữa
công tác nghiên cứu KHCN trong những năm tới.
Tuy nhiên, công
tác nghiên cứu khoa học vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, như:
+ Chưa tập hợp rộng
rãi được đội ngũ các nhà khoa học của Khoa, Bộ môn để xây dựng đề tài nghiên cứu, chương trình, dự
án lớn, trọng điểm theo hướng chuyên ngành, liên ngành. Các công trình nghiên cứu
khoa học còn mang tính đơn lẻ, chưa có sự tập trung cao về trí tuệ để giải quyết
có hiệu quả những vấn đề lớn của thực tiễn.
+ Việc ứng dụng kết
quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và quản lý còn nhiều hạn chế.
+ Điều kiện tài
chính, cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế, ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng.
1.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
1.3.1. Điểm mạnh
- Đội ngũ giảng
viên trẻ có năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, năng động và sáng tạo, có
khả năng nhanh chóng hội nhập với khu vực và quốc tế. Có nhiều giảng viên giỏi
đủ năng lực tư vấn, lập và quản lý, điều hành các dự án hợp tác trong nước và
nước ngoài.
- Hợp tác, liên kết
đào tạo và NCKH với nhiều trường đại học có uy tín ở trong và ngoài nước. Có
quan hệ liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, hiệp
hội doanh nghiệp, các viện nghiên cứu trong nước.
- Đã có chủ trương
và dự án về đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và
nghiên cứu.
- Khả năng sinh
viên tìm được việc làm thích hợp sau khi tốt nghiệp cao.
1.3.2. Điểm yếu
- Đội ngũ nhân lực,
đặc biệt là nhân lực khoa học đầu ngành có chức danh, học vị cao còn thiếu.
- Cơ sở vật chất
và năng lực tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Việc thu hút đầu tư
các nguồn lực từ xã hội của Nhà trường còn nhiều hạn chế.
- Thư viện còn
nghèo, giáo trình, tài liệu chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
- Trao đổi giảng
viên, sinh viên với nước ngoài còn hạn chế.
- Chưa áp dụng rộng
rãi, đồng bộ công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu, điều hành và quản
lý.
- Cơ chế chính
sách được ban hành chưa tạo được động lực đủ mạnh để thu hút người tài và cán bộ,
giảng viên nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2025
2.1. Sứ mệnh, tầm nhìn
và giá trị cốt lõi
2.1.1 Sứ mệnh
Sứ mệnh của Bộ môn Cơ sở xây dựng là giảng dạy các học phần cơ sở ngành của
khoa Xây dựng và một số khoa Kỹ thuật công nghệ khác; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ.
2.1.2. Tầm nhìn
đến năm 2020
Đến năm 2020, Bộ môn Cơ sở xây dựng trở thành một bộ môn
vững mạnh về nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực xây dựng và quản lý có chất lượng, uy tín.
2.1.3. Giá trị cốt lõi
- Tạo môi trường thuận lợi để mọi người phát
huy sáng tạo, phát triển tài năng.
- Mang lại cho
người học môi trường học tập, nghiên cứu tiên tiến để nâng cao kiến thức, phát
triển kỹ năng, sáng kiến lập nghiệp, cạnh tranh được về việc làm và cơ hội học
tập trong môi trường quốc tế.
- Coi trọng chất
lượng, hiệu quả, phát triển bền vững.
- Đáp ứng nhu cầu
xã hội
2.2. Mục tiêu
chiến lược đến năm 2020
2.2.1. Mục tiêu
tổng quát
Xây dựng Bộ
môn Cơ sở xây dựng ngoài sứ mệnh đào tạo đại học, sau đại học và trở thành một
trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực xây dựng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
2.2.2. Các mục
tiêu cụ thể
- Về trình độ giảng viên: Phấn đầu đến năm 2020 số lượng giảng
viên có trình độ tiến sỹ 04 người, chiếm tỷ lệ 28,50%; số lượng PGS 1, chiếm 7,0
%. Năm 2025 số lượng cán bộ giảng viên có trình độ tiến sỹ chiếm 40%, PGS chiếm
10%.
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Đến năm 2020
có 1 đến 2 đề tài cấp bộ/ tỉnh. Phấn đấu có tổng số bài báo đăng trên tạp chí
có chỉ số ISI/Scopus đến năm 2020 là 15, đến năm 2025 là 30.
- Về trình độ ngoại ngữ tin học: Phấn đấu có 100 % cán bộ đạt
trình độ tiếng Anh B1 – theo thang điểm Châu Âu. Số cán bộ sử dụng ngoại ngữ
trong giảng dạy đến năm 2020 là 4 người chiếm tỷ lệ 24%, đến năm 2025 có 100%
cán bộ sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy.
- Về đào tạo sau đại học: Phấn đấu năm 2025 sẽ có mã ngành
đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Cơ kỹ thuật.
2.3. Các giải pháp chiến lược
2.3.1. Giải pháp về đào tạo
- Đổi mới nội
dung chương trình đào tạo theo hướng kết hợp, hợp lý giữa đào tạo tri thức nghề
nghiệp với kỹ năng thực hành, năng lực sáng tạo. Từng bước tiếp cận chương
trình đào tạo tiến tiến của thế giới, khu vực phù hợp với điều kiện của Việt
Nam.
- Đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, phát huy tính tích cực,
sáng tạo của người học, ứng dụng các phương tiện hiện đại làm bước đột phá nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đổi mới công
tác tổ chức, biên soạn, nghiệm thu giáo trình nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo
tính khoa học, cập nhật và chính xác. Nội dung giáo trình bài giảng cần đổi mới
theo hướng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người học đáp ứng yêu cầu thực tiễn
phát triển kinh tế - xã hội đặt ra của đất nước, của khu vực.
- Phát triển mạng
lưới cựu sinh viên để kết nối, khai thác tiềm năng, thế mạnh đóng góp cho sự
phát triển của Nhà trường.
2.3.2. Giải pháp
về nghiên cứu khoa học
- Nâng cao năng lực
và kỹ năng NCKH của đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu theo hướng chuyên
sâu; tăng cường thu hút đội ngũ tham gia nghiên cứu khoa học và nâng cao hiệu
quả công tác nghiên cứu.
- Tập hợp lực lượng
để mỗi ngành đào tạo tổ chức xây dựng được 1 nhóm NCKH mạnh để thực hiện các chương
trình nghiên cứu, đề tài, dự án khoa học lớn theo hướng chuyên ngành, liên
ngành, tập hợp nhiều nhà khoa học tham gia tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho vùng và đất nước.
- Tranh thủ các dự
án của các tổ chức trong nước và nước ngoài để tổ chức NCKH, chuyển giao công
nghệ và tiếp nhận công nghệ hiện đại, gắn chặt các hoạt động NCKH, nghiên cứu
triển khai ứng dụng với các chương trình dự án, đề án phát triển KT - XH.
- Thực hiện tốt
nhiệm vụ NCKH cấp Bộ, Nhà nước. Nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu; xây dựng
chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH
- Gắn chặt nghiên
cứu khoa học với đào tạo đặc biệt là đào tạo trên đại học, hoạt động nghiên cứu
khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
2.3.3 Giải pháp
phát triển hợp tác quốc tế
- Tiếp tục tìm kiếm
phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác mới và tiếp tục thực hiện các dự án
đang được triển khai.
- Chú trọng việc
mở rộng phạm vi tham gia dự án. Xây dựng thêm các dự án hợp tác đào tạo với các
trường đại học và các tổ chức trong và ngoài nước.
- Hợp tác liên kết
đào tạo một số chuyên ngành trọng điểm với các cơ sở đào tạo nước ngoài theo
chương trình tiên tiến của hệ thống giáo dục quốc tế.
2.3.4. Giải pháp
xây dựng cơ cấu tổ chức và phát triển đội ngũ
- Xây dựng đội
ngũ cán bộ giảng dạy đảm bảo hợp lý về cơ cấu và tiêu chuẩn, đáp ứng các yêu cầu
về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ.
- Chuẩn hoá đội
ngũ CBGD bằng cách bổ sung, bồi dưỡng, sàng lọc đội ngũ CBGD, nâng cao trình độ
chuyên môn, ngoại ngữ. Mời chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài có kinh nghiệm
giảng dạy, có phương pháp giảng dạy tốt tham gia giảng dạy để bồi dưỡng kỹ năng
đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên.
* Đối với cán bộ giảng dạy
- Rà soát và đánh giá đúng thực trạng đội ngũ
cán bộ giảng dạy của từng ngành đào tạo về tình hình tư tưởng, đạo đức, phẩm chất,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, kỹ năng và kết quả truyền
thụ kiến thức cho sinh viên, học viên.
- Tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ chuyên
môn trong từng học trình trong
từng ngành đào tạo, có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, chuẩn hoá chức danh cho từng đơn vị; đảm bảo trẻ hoá và tính
kế thừa của đội ngũ, tối ưu hoá việc sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy.
- Kết nối giảng
viên liên ngành, liên trường trong nước và nước ngoài trên các lĩnh vực giảng dạy
và nghiên cứu khoa học để tiếp thu kinh nghiệm và phương pháp mới.
- Đào tạo và bồi
dưỡng giáo viên cần tập trung vào cả ba nội dung: nâng cao tri thức, đổi mới
phương pháp giảng dạy, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã
hội.
Kế hoạch chiến lược Bộ
môn Cơ sở xây dựng giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 là những mục
tiêu tổng quát, những nội dung giải pháp cơ bản, khái quát có ý nghĩa định hướng
phát triển Bộ môn trong thời gian dài. Tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình
thực hiện chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện tầm nhìn, mục
tiêu tổng quát, sứ mệnh.
Để kế hoạch chiến lược
thành hiện thực, Bộ môn cần chỉ đạo thực hiện tốt các công việc sau đây:
- Thông báo kế hoạch
chiến lược đến toàn bộ cán bộ, công chức, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận
thức đối với việc thực hiện kế hoạch chiến lược.
- Hằng năm tiến hành
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hành động chiến lược để xác định sự tiến
bộ, phù hợp với kế hoạch chiến lược. Có cơ sở để điều chỉnh, bổ sung các chỉ
tiêu chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của Khoa và Bộ môn.
Tổ chức thực hiện
thành công kế hoạch đã được xây dựng trong giai đoạn 2015 - 2020 với những mục
tiêu và định hướng lớn đã được tuyên bố trong kế hoạch chiến lược đó là nhiệm vụ
hết sức to lớn và nặng nề nhằm góp phần xây dựng, phát triển Bộ môn và Khoa Xây
dựng, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, nâng cao nhân trí, tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao đáp ứng nhu cầu xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước.