Có mấy loại chứng chỉ B1?

        Có nhiều loại chứng chỉ B1 phân theo đơn vị cấp chứng chỉ hay đối tượng cần chứng chỉ.

Nếu chia theo đơn vị cấp thì có hai loại chứng chỉ B1:

  • Chứng chỉ B1 nội bộ

Đây là chứng chỉ do một số trường Đại học trong nước được Bộ Giáo Dục Đào tạo chứng nhận đủ điều kiện khảo thí.

  • Chứng chỉ B1 châu Âu/ quốc tế hay còn gọi là PET

        PET là kì thi bậc 3 theo khung tham chiếu chung châu Âu do trường Đại học Cambridge Anh cấp. Tại Việt Nam, Cambridge có nhiều đơn vị khảo thí trên cả nước.

        Trước 1/2014, khi Bộ GD&ĐT chưa ban hành khung năng lực Ngoại Ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thì B1 được thường được gọi là B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu hay B1 châu Âu hay B1 quốc tế…Còn bây giờ có thêm 1 thuật ngữ nữa là B1 tương đương bậc 3 theo khung năng lực Ngoại Ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương thích khung tham chiếu châu Âu. Vấn đề quan trọng là cần xác định mình cần B1 để làm gì hay chính là mình thuộc đối tượng nào để có chiến lược học tập phù hợp.

Nếu chia theo đối tượng cần chứng chỉ B1

  • Những ai chuẩn bị thi cao học muốn được miễn thi tiếng Anh đầu vào (thông tư 15 /2014/TT-BGDĐT)
  • Những ai chuẩn bị bảo vệ luận án, luận văn thạc sĩ (thông tư 15 /2014/TT-BGDĐT)
  • Những người nộp hồ sơ NCS
  • Sinh viên không chuyên Tiếng Anh cần B1 tiếng Anh để được xét tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng
  • Học sinh cấp 3 thi B1 để được miễn kì thi tiếng Anh tốt nghiệp
  • Một số ngành nghề yêu cầu có B1 mới được thi tuyển công chức
  • Học sinh, sinh viên đi du học

Vậy bạn thuộc đối tượng nào và nên thi loại chứng chỉ B1 nào?

        B1 nội bộ có giá trị 2 năm và B1 châu Âu có giá trị vĩnh viễn. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị tại Việt Nam vẫn chỉ chấp nhận chứng chỉ còn thời hạn 2 năm. Như vậy, việc thi PET để được công nhận vô thời hạn coi như không có tác dụng. Chỉ nên cân nhắc thi PET vì mục đích đi du học hoặc do tỉnh thành phố của mình ví dụ Thái Nguyên yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ B1 châu Âu do Cambridge cấp do bài thi PET là bài thi theo chuẩn quốc tế, rất khó.

Những đơn vị nào cấp chứng chỉ B1?

        Như đã nói phần trước, trừ phi đi du học hoặc đơn vị mình yêu cầu buộc phải có B1 của Cambridge thì mình sẽ đăng ký thi tại các đơn vị khảo thí của Cambridge. Còn phần lớn còn lại dùng trong nước thì thi tại các đơn vị được Bộ GD&ĐT cấp phép cụ thể:

Tại miền Bắc:

1.   Đại học Ngoại Ngữ Quốc Gia Hà Nội

2.   Đại học Hà Nội

3.   Đại học Thái Nguyên

Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng cũng tổ chức kì thi này tại Hà Nội

Tại miền Trung:

1.   Đại học Huế

2.   Đại học Đà Nẵng

3.   Đại học Vinh

Tại miền Nam

1.   Đại học Sư phạm TpHCM

2.   Đại học Cần Thơ

Lưu ý: Bộ có giao cho một số đơn vị trên tổ chức kì thi B1, B2, C1…Đồng nghĩa với việc chứng chỉ do các đơn vị này cấp có giá trị trên toàn quốc. Tuy vậy, không phải đơn vị nào cũng chấp nhận chứng chỉ của tất cả các đơn vị nêu trên. Vì vậy, trước khi quyết định thi tại đơn vị nào, bạn nên kiểm tra với đơn vị mình đang học hoặc dự kiến nộp hồ sơ.

Lệ phí thi và cấp chứng chỉ B1 bao nhiêu?

Lệ phí thi do từng đơn vị quy định nên khác nhau. Ví dụ PET của Cambridge: 920.000 đồng, Đại học Hà Nội 1.8 triệu, Đại học Ngoại Ngữ Quốc Gia 900.000 đồng đối với thí sinh tự do…

Trình độ B1 tương đương với những chứng chỉ quốc tế nào?

Khung năng lực ngoại ngữ VN

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

 

CEFR

Cấp độ  3

4.5

450 ITP

133 CBT 45 iBT

450

PET

Preliminary

40

B1

Thông tư số: 15 /2014/TT-BGDĐT ngày  15 tháng 5 năm 2014  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có mấy định dạng bài thi B1 và áp dụng cho những đối tượng nào?

        Có 2 bài thi B1 nội bộ: bài thi định dạng sau đại học áp dụng cho thạc sĩ, NCS. Đây là bài thi đánh giá theo 1 cấp độ Đạt và không Đạt.  Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh áp dụng cho tất cả mọi thí sinh. Bài thi này đánh giá năng lực Ngoại Ngữ theo chiều dọc tức là 1 bài thi đánh giá từ bậc 3 đến 5 tức B1, B2, C1. Vì vậy, định dạng DGNL khó hơn bài thi sau đại học rất nhiều.

Cấu trúc bài thi B1 và cách tính điểm định dạng sau đại học

Bài thi: Đọc – viết (60 điểm/ 90 phút)

Phần thi: Đọc (30 điểm)

o          Phần 1: Trắc nghiệm ngữ pháp và từ vựng (10đ)

o          Phần 2: Đọc thông báo, quảng cáo, biển báo ngắn (5đ)

o          Phần 3: Đọc hiểu (5đ)

o          Phần 4: Đọc điền từ (10đ)

Phần thi: Viết (30 điểm)

o          Phần 1: Viết lại câu (10đ)

o          Phần 2: Viết thư (20đ)

Bài thi:  Nghe (20 điểm)

o          Phần 1: Nghe tranh, hình ảnh đúng (10đ)

o          Phần 2: Nghe điền vào chỗ trống (10đ)

Bài thi: Nói (20 điểm)

o          Phần 1: Phỏng vấn

o          Phần 2: Trình bày chủ đề bốc thăm

o          Phần 3: Thảo luận

Để thi Đạt bạn cần 50 điểm/100 và mỗi bài thi không dưới 30%.