1. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có phân định rõ ràng giữa Xây dựng Dân dụng với Kiến trúc. Vào thế kỷ XVIII, hai khái niệm này vẫn được xem là một.
2. Cụ thể hơn, vào thế kỷ XVII, khái niệm “Xây dựng Dân dụng” chỉ được dùng phân biệt với mục đích xây dựng không dùng cho quân sự.
Cho đến ngày nay, vẫn chưa có phân định rõ ràng giữa Xây dựng Dân dụng với Kiến trúc.
3. Kỹ sư Xây dựng Dân dụng thường xuyên làm việc với các dự án mang tính phức hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác như Kinh tế, Xã hội, Môi trường.
4. Bằng Kỹ sư Dân dụng đầu tiên tại Mỹ do Học viện Kỹ thuật Rensselaer cấp vào năm 1835.
Xây dựng Dân dụng là nghề mang tính liên ngành, như Kinh tế, Xã hội, Môi trường.
5. Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận bằng Kỹ sư Dân dụng là Nora Stanton Blatch, người Anh, vợ của nhà phát minh radio người Mỹ Lee de Forest. Bà được ĐH Cornell cấp bằng vào năm 1905.
6. Tại Mỹ, Kỹ sư Xây dựng Dân dụng phải có chứng chỉ hành nghề mới được phép làm việc.
Nữ Kỹ sư Xân dựng Dân dụng đầu tiên, Nora Stanton Blatch.
7. Mức lương trung bình của Kỹ sư Xây dựng Dân dựng tại Mỹ dao động khoảng 60.774 USD/năm (số liệu thống kê của PayScale năm 2014).
8. Trượt máng nước – một trong những trò chơi mạo hiểm được ưa thích nhất tại công viên nước, chính là do Kỹ sư Xây dựng Dân dựng chế tạo, bằng cách thiết kế hệ thống bơm xả chính xác lượng nước sao cho đủ lực đẩy trượt người đi trong máng.
Máng trượt nước - một sản phẩm của Kỹ sư Xây dựng Dân dụng.
9. Kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất còn sót lại trong số bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Đây là minh chứng tiêu biểu nhất cho thành tựu và đỉnh cao kỹ nghệ xây dựng của loài người.
Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
10. Đường hầm qua eo biển Manche được xem là một trong những công trình xây dựng hiện đại vĩ đại nhất của loài người. Ý tưởng xây dựng đường hầm xuyên qua eo biển Manche được nhen nhóm từ tận thế kỷ thứ XVIII, mãi đến năm 1970 mới trở thành một dự án thật sự. Tuy nhiên, phải mất gần 20 năm ngủ quên, dự án mới chính thức khởi công vào năm 1986 và hoàn tất vào năm 1994.
Công trình vĩ đại dài tổng cộng 50,5 km này đã nối liền hai bờ Anh – Pháp chỉ trong vòng 35 phút di chuyển, chấm dứt những tháng ngày là một hòn đảo cô độc giữa đại dương của vương quốc sương mù.
Nhờ công trình đường hầm Channel Tunnel mà người dân chỉ mất trung bình 35 phút để di chuyển giữa Anh và Pháp.