Hướng nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng

Ngành đào tạo: Kỹ thuật Xây dựng

Chuyên ngành:  - Xây dựng dân dụng  công nghiệp

                         - Xây dựng Công trình  giao thông

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian: 5 năm

        Xây dựng  yếu tố căn bản phản ánh trình độ khoa học  kinh tế của một quốc gia. Một đất nước muốn phát triển thì  sở hạ tầng, các công trình công cộng như đường sá, bến bãi, bệnh viện, trường học, siêu thị, ... phải được đầu tư xây dựng. Chúng ta ai cũng cần có nhà để ở, có trường học, có bệnh viện chăm sóc sức khỏe, có công trình vững chãi để làm việc, sinh hoạt, ...




           

            Khi các nhu cầu trên ngày càng được chú trọng thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật xây dựng cũng ngày càng lớn. Vì vậy, nghề Kỹ sư xây dựng luôn được đề cao trong mọi thời đại.

 

1. Kỹ  xây dựng


Kỹ  xây dựng là người có khả năng tư vấn xây dựngthiết kế, tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng.

Công việc của nghề xây dựng có thể chia thành ba nhóm: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng.

-      Ngoài công trường – nơi triển khai thi công sản phẩm xây dựng: bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công (hướng dẫn thực hiện toàn bộ hay một số loại công việc như đọc hiểu bản vẽ thiết kế; tính toán khối lượng phải làm; lập bản vẽ chi tiết; hướng dẫn công nhân thực hiện; lập bản vẽ hoàn công khi làm xong; công tác trắc đạc); thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, thợ bê tong, cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…

-      Trong công xưởng: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…

-      Công việc văn phòng: chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công như đo vẽ hiện trạng, trắc đạc công trình, khảo sát địa chất công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập hồ sơ thiết kế, lập dự toán kinh phí xây dựng công trình, thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu, giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình, chứng nhận chất lượng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm toán xây dựng…

 2. Phẩm chất và kỹ năng của người kỹ sư


Kiến thức 

- Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học)

- Ngoài ra, am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này

- Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng

Kỹ năng

- Người xây dựng phải suy nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tưởng, các hộp gỗ để thổi hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể.

Khả năng 

- Có khả năng sáng tạo và tổ chức

- Khả năng giao tiếp tốt

Thái độ

- Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là làm việc với đất, nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người).

- Tinh thần ham học hỏi, không sợ khó khăn

3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

        Công việc của người Kỹ sư xây dựng dân dụng nhìn chung là vất vả từ khâu tính toán, đo đạc, thiết kế đến thi công. Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định cùng nhiều ưu đãi, thưởng, hứa hẹn một cuộc sống sung túc, ổn định sau khi ra trường cùng cơ hội được làm việc ở nhiều nơi.

        Khi tốt nghiệp người kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất các cơ quan nhà nước cũng như trong các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác phục vụ cho công việc xây dựng mạng lưới các công trình công nghiệp và dân dụng.

        Sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp khi ra trường sẽ có môi trường làm việc rất rộng tại các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân, nước ngoài), các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng - công nghiệp.

4. Nhu cầu nhân lực của xã hội

        Có thể nói sinh viên tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng và xây dựng nói chung không bao giờ thất nghiệp, bởi nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp cũng và các công trình xây dựng khác ngày càng nhiều trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay.