Xây dựng dân dụng là ngành kĩ thuật lâu đời nhất chỉ sau kĩ thuật quân sự và ngành này thường được chia ra làm các ngành nhỏ như: kĩ thuật môi trường, địa kĩ thuật, kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật giao thông, kĩ thuật đô thị, kĩ thuật môi trường nước, kĩ thuật vật liệu, kĩ thuật công trình biển, khảo sát, và kĩ thuật xây dựng.
1. Nghề của nam giới:
Với đặc thù của một ngành kỹ thuật: Chương trình học khá khôn khan, nhiều tính toán, công việc lại đòi hỏi người kỹ sư phải đi công tác xa nhà thường xuyên. Vì vây, không quá khó hiểu khi xây dựng là một ngành kén nữ giới.
Công việc của người Kỹ sư xây dựng dân dụng nhìn chung là vất vả từ khâu tính toán, đo đạc, thiết kế đến thi công. Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định cùng nhiều ưu đãi, thưởng, hứa hẹn một cuộc sống sung túc, ổn định sau khi ra trường cùng cơ hội được làm việc ở nhiều nơi là những lí do ngành luôn là sự lựa chọn của đông đảo các bạn học sinh. Đặc biệt là với những nam sinh khối 12 có sức học khá giỏi, thích phiêu lưu, phong trần, đi đây đi đó, thích thiết kế, chỉ đạo.
2. “Khát” nhân lực
Công việc của Nghề xây dựng có thể chia thành ba nhóm: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng, như kỹ sư thi công (hướng dẫn thực hiện toàn bộ hay một số loại công việc như đọc hiểu bản vẽ thiết kế; tính toán khối lượng phải làm; lập bản vẽ chi tiết; hướng dẫn công nhân thực hiện; lập bản vẽ hoàn công khi làm xong; công tác trắc đạc); thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, thợ bê tong, cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…
3. Ngành xây dựng dân dụng Việt Nam - Ngành hot nhưng nhiều “cửa”:
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh Xây dựng/Kiến trúc, CNTT, Điện tử/Viễn thông, Cơ khí/Luyện kim, Điện/ Điện công nghiệp/Điện lạnh là 5 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trong quý III/2012 (trong đó ngành Xây dựng/Kiến trúc có nhu cầu tăng đột biến so với quý trước)
Quý III/2012,chỉ số nguồn cung nhân lực tăng cao so quý I và II/2012, nguyên nhân do nhu cầu tìm lại việc làm mới của nhiều người có trình độ, kinh nghiệm, và nguồn cung nhân lực là sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường với số lượng nhiều. Có thể dễ dàng thấy rằng ngành xây dựng có khoảng cách cung - cầu nhân lực nhỏ nhất nên mức độ cạnh tranh trong ngành này dễ chịu hơn với người tìm việc.
Lượng sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục tăng nguồn cung dồi dào, đa dạng. Nhưng trong thời điểm các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng nhân lực có kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật cao thì đòi hỏi sinh viên mới ra trường cần có kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật thật tốt mới có cơ hội tìm việc làm dễ dàng.
4. Úc đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân lực ngành xây dựng:
Những năm qua, trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn đều chịu cảnh lao đao, nền kinh tế Úc dường như tránh được hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu nhờ ngành hầm mỏ phát triển mạnh. Tuy nhiên, Cơ quan nhân dụng Úc ước tính quốc gia này sẽ thiếu khoảng 1,3 triệu kỹ sư chuyên môn trong 5 năm tới. Riêng với lĩnh vực xây dựng đã cần khoảng 200.000 người.
Thống kê của JobOutlook cho thấy Nghề kỹ sư xây dựng dân dụng có mức tăng trưởng cao hơn nhiều lần so với mặt bằng chung ngành nghề.