1. Tên đồ án:  Nền móng công trình

2. Mục đích:

Kiến thức: Đồ án Nền móng công trình là môn học chuyên ngành nhằm trang bị những kiến thức cơ bản khi xử lý nền đất và các phương án móng cho các công trình từ giản đơn đến phức tạp.

Kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên khả năng xử lý các số liệu về địa chất, các giải pháp kết cấu móng cho công trình, trình tự và nội dung tính toán thiết kế các công trình nền móng.

Có kỹ năng trình bày sản phẩm trước đám đông

Có kỹ năng giao tiếp trong xã hội

Có kỹ năng tổ chức nhóm và phối hợp làm việc nhóm

Thái độ: Tham gia các buổi thông qua của giáo viên hướng dẫn, có ý thức làm việc, thể hiện thông qua kết quả làm đồ án.

   Chăm chỉ, nghiêm túc đọc tài liệu và thực hiện nhiệm vụ đồ án

   Tích cực phối hợp làm việc giữa các thành viên trong nhóm, giúp đỡ chia sẻ chung sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Tóm tắt nội dung môn học:

- Trang bị các kiến thức cơ bản về cấu tạo các thành phần và chỉ tiêu cơ lý của đất, từ đó đề xuất các giải pháp móng phù hợp với loại nền đất, công trình bên trên.

- Nguyên tắc và trình tự tính toán thiết kế kết cấu móng.

- Nắm vững trình tự, nội dung tính duyệt các bộ phận của kết cấu nền và móng theo các trạng thái giới hạn.

 

II. Phân phối chương trình và nội dung cụ thể

1. Phân phối chương trình

 

Phần

Nội dung

LT

TH

Tự học

1

Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn

0

2

4

2

Thiết kế móng nông trên nền tự nhiên

0

3

6

3

Thiết kế móng nông trên nền nhân tạo

0

3

6

4

Thiết kế móng cọc

0

3

6

5

Thể hiện thuyết minh và bản vẽ

0

4

8

Tổng

0

15

30

2. Nội dung

Chương 1. Giới thiệu chung   

 1.1 Các tài liệu về công trình, điều kiện địa chất công trình địa chất thủy văn.

1.2 Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất

1.3 Đánh giá sơ bộ các lớp đất, lựa chọn phương án nền móng

Chương 2. Thiết kế móng nông trên nền tự nhiên           

2.1. Xác định tải trọng tác dụng xuống móng.

2.2. Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn của khu đất xây dựng.

2.3. Chọn độ sâu chôn móng.

2.4. Xác định kích thước sơ bộ của đế móng.

2.5. Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ hai.

2.6. Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất (nếu cần).

2.7. Tính toán độ bền và cấu tạo móng.

Chương 3. Thiết kế móng nông trên nền nhân tạo        

3.1. Xác định tải trọng tác dụng xuống móng.

3.2. Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn của khu đất xây dựng.

3.3. Chọn độ sâu chôn móng.

3.4. Xác định kích thước sơ bộ của đế móng.

3.5. Xác định kích thước đệm cát

3.6. Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ hai.

3.7. Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất (nếu cần).

3.8. Tính toán độ bền và cấu tạo móng.

Chương 4. Thiết kế móng cọc                    

4.1. Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.

4.2. Xác định tải trọng tác dụng xuống móng, tìm các tổ hợp bất lợi.

4.3. Chọn độ sâu đặt đế đài.

4.4. Chọn loại cọc, chiều dài và kích thước tiết diện.

4.5. Xác định sức chịu tải của cọc theo vật liệu làm cọc và theo đất nền.

4.6. Xác định số lượng cọc trong móng.

4.7. Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất (nếu cần)

4.8. Tính toán nền theo biến dạng.

4.9. Tính toán và cấu tạo đài cọc.

Chương 5. Nội dung thuyết minh và thể hiện bản vẽ

5.1 yêu cầu về thể hiện bản vẽ

5.2 Yêu cầu về thuyết minh đồ án

III. Nội dung hướng dẫn chi tiết

Tuần 1:

Hướng dẫn các nội dung cơ bản để thực hiện đồ án nền móng công trình

Tham khảo các đồ án thiết kế thực tế

Giới thiệu về các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chuẩn tham khảo

Giới thiệu các quy trình và tài liệu chuyên ngành liên quan

Giới thiệu các bài giảng, giáo trình các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành để củng cố kiến thức lý thuyết

Tuần 2:

Lập kế hoạch thực hiện đồ án môn học nền móng công trình

Duyệt kế hoạch thực hiện đồ án môn học nền móng công trình

Tuần 3 – 5:

Sinh viên đến gặp giáo viên hướng dẫn để được giải đáp các thắc mắc và báo cáo tiến độ đồ án đã làm

Tuần 6:

Hoàn tất thuyết minh và bản vẽ đồ án nền móng công trình (cán bộ hướng dẫn chấm điểm hướng dẫn)

Bảo vệ đồ án nền móng công trình (theo kế hoạch của bộ môn)

IV. Một số điều cần chú ý khi thực hiện đồ án.

+ Đề bài phải rõ ràng, đầy đủ. Nếu còn có vấn đề gì chưa sáng tỏ, sinh viên cần hỏi ngay giáo viên hướng dẫn để được giải thích.

+ Trong quá trình thực hiện đồ án, thông thường giáo viên hướng dẫn, kiểm tra sinh viên ít nhất ở 3 giai đoạn:

* Xong phần đánh giá điều kiện địa chất công trình và lựa chọn phương án móng.

* Xong phần tính toán chi tiết các phương án.

* Viết xong thuyết minh (nháp) và bản vẽ chì hoặc bản vẽ chi tiết trên máy tính.

+ Ngoài tài liệu hướng dẫn này sinh viên còn cần tham khảo sách lý thuyết và các quy trình quy phạm có liên quan.

 

III. Tài liệu tham khảo

1) Nguyễn Công Ngữ, Cơ học đất, NXB Khoa học và giáo dục

2) Lê Anh Hoàng, Nền và móng, NXB Xây Dựng

3) Phan Hồng Quân, Nền và móng, NXB Giáo dục

4) Nguyễn Văn Quảng, Hướng dẫn ĐA Nền và móng, NXB Xây Dựng

 5) Nguyễn Đình Tiến, Bài giảng nền và móng, Trường ĐHXD

6) Nguyễn Đình Tiến, Hướng dẫn ĐA Nền và móng, Trường ĐHXD

7) Vũ Công Ngữ, Móng cọc – phân tích và thiết kế, NXB KH&KT

8) Nguyễn Văn Quảng, Nền và móng các CT DD&CN, NXB XD

9) Bùi Anh Định – Nguyễn Sỹ Ngọc, Nền móng CT Cầu đường, NXB XD