Theo thống kê của Báo Lao Động thì nhóm ngành Kiến trúc - Xây dựng đứng thứ 10 trong top 12 khối ngành thu hút nhiều lao động nhất. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thiếu một đội ngũ nhân lực – những nhà quản lý, tính toán chuyên nghiệp trong ngành xây dựng, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Theo đó, học ngành Kinh tế Xây dựng trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ngành Kinh tế Xây dựng học gì, làm gì?       

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành Kinh tế Xây dựng giải tỏa được mối bận tâm chính đáng này. Ngành Kinh tế Xây dựng học gì, làm gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời câu hỏi này để định hướng tương lai các bạn nhé
 

Ngành Kinh tế Xây dựng học gì?

Theo học ngành Kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu, khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý, triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình;... Các bạn có thể theo học ngành Kinh tế xây dựng tại nhiều trường đại học uy tín như: Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Đại học Xây dựng, Đại học Vinh, Đại học Công nghệ TP.HCM … bên cạnh chương trình đào tạo chuyên sâu sinh viên ngành Kinh tế xây dựng còn được chú trong phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập,...


Ngành Kinh tế Xây dựng làm gì?

Kỹ sư Kinh tế Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm, có thể đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên tư vấn, chuyên viên phân tích dự án đầu tư, lập hồ sơ dự toán, thanh toán quyết toán. Tham gia đấu thầu quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản. Thẩm định dự án tại các Phòng - Sở Xây dựng, Giao thông vận tải. Thanh tra quá trình quyết toán của các công trình xây dựng; đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí trong quản trị nguồn lực, thi công công trình…    

Tỉ lệ có việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo của sinh viên ngành Kinh tế xây dựng là rất cao, trên 95% sinh viên của lĩnh vực đào tạo này có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn đã và đang đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng tại các cơ quan, ban ngành liên quan...     
 Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Ngành Kinh tế Xây dựng học gì, làm gì?” Đây sẽ là một tiền đề quan trọng để các bạn có những tìm hiểu sâu hơn về ngành Kinh tế Xây dựng, chẳng hạn như ngành Kinh tế Xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào, những tố chất nào phù hợp với ngành Kinh tế Xây dựng, nên học ngành Kinh tế Xây dựng ở trường nào,… để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho tương lai của mình.