I.
Tại sao bạn nên chọn ngành này ?
1.
Cơ hội trúng tuyển cao
Với Quy định tuyển sinh 2016 của Bộ GDĐT, để có thể trúng tuyển
vào trường ĐH Vinh tùy
theo mức điểm đạt được cần phải có sự lựa chọn sáng suốt ngành học đăng kí.
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy thuộc
nhóm ngành
Kỹ thuật công nghệ.
Khi nộp hồ sơ vào ngành này ở bất kì nguyên vọng nào, cơ hội trúng tuyển của
bạn sẽ rất cao. Đồng thời bạn có thể lựa chọn giữa nhiều nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ
như Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật công trình giao thông, Kỹ thuật công trình
thủy, ... sau khi hoàn thành 3 học kì đầu tiên. Như vậy, việc lựa chọn ngành
học của bản thân sẽ là lựa chọn tốt nhất sau thời gian 1,5 năm học trong môi
trường Đại học. Ngoài ra, bạn có thể học song song 2 ngành trong cùng khối ngành
Kỹ thuật công nghệ, với sự liên thông giữa các chương trình đào tạo rất cao:
các học phần chung khối ngành chiếm tới 40% chương trình đào tạo. Giữa các
ngành gần như Kỹ thuật công trình giao thông, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật công
trình thủy, chương trình đào tạo chung nhau đến 70-80%, tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho sinh viên có thể trang bị đồng thời 2-3 chuyên ngành kỹ sư trong 5 năm
học.
2.
Khả năng có việc làm cao
Hiện nay ngành xây dựng nói chung được đào tạo rộng khắp trong
hệ thống các trường Đại học. Với tình hình khó khăn hiện tại của ngành thì tỷ lệ sinh viên
không có việc làm sau khi ra trường khá cao. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình
thủy là ngành duy nhất tại miền Trung chỉ được
đào tạo tại Khoa Xây dựng Trường Đại học Vinh. Hàng năm đào tạo ra khoảng 50 kỹ sư
cung ứng cho toàn khu vực. Do đó khi chọn học ngành này, cơ hội có được việc
làm của bạn sẽ rất cao.
3.
Ngành học có khả năng giải quyết
các vấn đề mang tính thời sự của đất nước
Là ngành
học có
nhiệm vụ cung cấp
nhân xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện góp phần to lớn vào công cuộc
phát triển kinh tế của khu vực miền Trung nói riêng và toàn đất nước nói chung. Hiện nay với ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, hệ thống bờ biển của nước ta (trên 3000 km) và hệ thống sông
ngòi
dày đặc ở các tỉnh miền Trung xuất hiện các tình trạng xâm thực, xói lở nghiêm trọng. Đó cũng
là thách thức và cơ hội cho ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy khẳng
định giá trị của mình.
4.
Cơ hội lấy được 2 bằng đại học
trong vòng 5 năm.
Nếu bạn
yêu thích ngành Xây dựng dân dụng, Xây dựng cầu đường nhưng không chắc chắn về khả
năng trúng tuyển, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là một lựa chọn tốt nhất cho bạn. Khi
đăng kí ngành này, bạn có thể cùng học song hành thêm một trong số các ngành
trên vì nội dung chương trình giống nhau đến 70-80%. Do đó trong vòng 5 năm,
bạn có thể lấy được 2-3 tấm bằng đại học chính quy cùng lúc.
5.
Cơ hội làm việc rộng rãi trong
ngành xây dựng
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình
thủy được đào tạo kiến thức tổng hợp về xây
dựng cơ bản (75%) và chuyên sâu về công trình thủy (25%), do đó Kỹ sư ngành này
có khả năng làm việc trong bất kì lĩnh vực xây dựng nào (công trình thủy, dân
dụng, cầu đường, quản lý dự án).
6.
Cơ hội tìm kiếm các học bổng sau
đại học có giá trị
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình
thủy thuộc nhóm ngành có nhiều đóng góp cho
cộng đồng, do đó các tổ chức phi chính phủ thường ưu tiên các Học bổng sau đại
học có giá trị cho ngành này. Nếu bạn có ước mơ du học bằng nguồn học bổng thì
đăng kí vào ngành này là một sự lựa chọn sáng suốt.
II.
Bạn sẽ được học những gì ?
Khi trúng tuyển vào ngành, bạn sẽ có cơ
hội học tập trong một môi trường giáo dục chuyên nghiệp với trang thiết bị hiện
hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo và tu nghiệp ở
các nước tiên tiến trên thế giới.
Các khối kiến thức bạn được học bao gồm:
·
Khối kiến thức đại cương: giúp sinh viên có nền tảng về lý luận,
củng cố và nâng cao kiến thức toán học, vật lý, ngoại ngữ …
·
Khối kiến thức Cơ sở ngành: giúp sinh viên có kiến thức tổng
quát về ngành xây dựng cơ bản bao gồm tất cả các lĩnh vực xây dựng.
·
Khối kiến thức chuyên ngành: sinh viên sẽ được học các kiến thức
liên quan đến lĩnh vực xây dựng công trình thủy và Đồ án tốt nghiệp chuyên
ngành.
III.
Cơ hội việc làm trong tương lai ?
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm
việc tại:
·
Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng.., tại các đơn vị
sản xuất trong lĩnh vực Thủy lợi, Nông nghiệp, Thủy điện, Môi trường, Phòng
chống thiên tai, Xây dựng cơ sở hạ tầng.
·
Tư vấn, thiết kế tại các đơn vị Tư vấn thiết kế Xây dựng Thủy
lợi – Thủy điện, Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thôn, Xây dựng công
trình ven sông và bờ biển.
·
Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Dự án Thủy lợi,
Thủy điện, Nông nghiệp, Thủy sản, Ban quản lý các lưu vực sông, Phòng chống lụt
bão, Bảo vệ môi trường.
·
Thi công các công trình Thủy lợi, Thủy điện, Xây dựng cơ sở hạ
tầng, Công trình ven bờ.
·
Thi tuyển vào các cơ sở giáo dục bậc Trung cấp, Cao đẳng và Đại
học để giảng dạy các môn Thủy lực, Thủy văn, Cơ lý thuyết, Cơ học đất, Sức bền
vật liệu, Cơ học kết cấu, Kết cấu Bê tông, Thủy công, Thủy điện, Trạm bơm, Cấp
thoát nước, Qui hoạch và Thiết kế công trình thủy lợi, Chỉnh trị sông, Công
trình ven bờ, Thi công công trình thủy, Ứng dụng tin học trong xây dựng.
Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực
về Cơ học chất lỏng, Cơ học đất nền móng, Cơ học vật rắn biến dạng, Qui hoạch
& Quản lý khai thác tối ưu nguồn nước, môi trường các lưu vực sông ở các
Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các
trường Đại học và Cao đẳng.