Ngành: kỹ
thuật xây dựng công trình giao thông
Mã ngành:
D580205
Chỉ tiêu
tuyển sinh hàng năm: 150
Điểm đầu
vào năm 2016: Khối A (15.0); Khối A1 (15.0)
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành học chuyên về
lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông
phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, nút
giao thông…
2.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên sau khi ra trường có khả năng thiết kế, tổ chức thi
công, giám sát, quản lý dự án, quản lý kỹ thuật, lập dự toán các công trình
giao thông. Bên cạnh đó sinh viên có khả năng xử lý số liệu chuyên ngành như:
Địa chất, trắc địa, thủy văn, cơ học đất... Đồng thời có kỹ năng hạch toán kinh
tế, kiểm tra vật liệu, kiểm tra an toàn lao động trong xây dựng, khai thác và
sửa chữa công trình giao thông.
3. Phương thức đào tạo
Đào
tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực
tiễn và có ý thức trách nhiệm với xã hội (năng lực C-D-I-O).
CDIO
được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive - Design - Implement - Operate
(nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành). CDIO
là một đề xướng của các khối ngành kỹ thuật thuộc Đại học Kỹ thuật
Massachusetts - Mỹ, phối hợp với các trường đại học Thụy Điển. Đây là một giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định
chuẩn đầu ra được trường Đại học Vinh triển khai áp dụng bắt đầu từ năm học
2017-2018.
4.
Cơ hội nghề nghiệp
Có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng, các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải, các Trung tâm quản lý điều
hành giao thông, các phòng quản lý xây dựng, phòng quản lý địa chính của các
quận, huyện.
Làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng.
Thực hiện các công việc chuyên môn trong lĩnh vực giao thông: quy
hoạch, thiết kế, thi công, quản lý khai thác và duy tu bảo dưỡng công trình
giao thông vận tải như đường ô tô, đường cao tốc, nút giao, cầu vượt…
Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cho các Viện nghiên cứu, các cơ
sở đào tạo về lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng giao thông.
5.
Các môn học tiêu biểu
Các môn khoa học nền tảng như: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Địa chất công trình, Thủy lực, Thủy văn…
Các môn chuyên ngành hẹp như: Cầu bê tông cốt thép, mố trụ cầu,
kiểm định cầu, thiết kế đường, xây dựng đường, khai thác và kiểm định đường…