Vậy ngành Kinh tế Xây dựng chính xác là gì?

Ngành Kinh tế xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng như: lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; kiến thức về vật liệu, thiết kế, kỹ thuật thi công có liên quan đến xây dựng.

Ngành Kinh tế Xây dựng học gì?

Theo học ngành Kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu, khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý, triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình,… bên cạnh chương trình đào tạo chuyên sâu sinh viên ngành Kinh tế xây dựng còn được chú trọng phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập,...

Ngành Kinh tế Xây dựng làm gì?

Kỹ sư Kinh tế Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm, có thể đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên tư vấn, chuyên viên phân tích dự án đầu tư, lập hồ sơ dự toán, thanh toán quyết toán. Tham gia đấu thầu quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản. Thẩm định dự án tại các Phòng - Sở Xây dựng, Giao thông vận tải. Thanh tra quá trình quyết toán của các công trình xây dựng; đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí trong quản trị nguồn lực, thi công công trình…

Cơ hội việc làm?

Tốt nghiệp nganh kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm: có thể trở thành chuyên viên tư vấn đầu tư, đấu thầu, lập và quản lý dự án, giám sát thi công cho các công ty, tập đoàn xây dựng; chuyên viên thuộc các Phòng - Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và đầu tư; cán bộ quản lý dự án xây dựng; thanh tra, giám sát quá trình quyết toán của các công trình xây dựng, tư vấn và đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí trong quản trị nguồn lực, thi công công trình... trong các Sở, ban ngành, doanh nghiệp; trợ lý về tài chính, tư vấn đầu tư về xây dựng trong các công ty tư vấn thiết kế, doanh nghiệp xây dựng, cơ quan kiểm toán; giám đốc dự án hay giám đốc các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.